• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Đặt vấn đề

Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29 nhấn mạnh: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [1]. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) phải có tri thức, phải có sự đổi mới về tư duy.

Ở tiểu học, cảm thụ văn học (CTVH) được dạy tích hợp thông qua dạy học môn Tiếng Việt. CTVH ở tiểu học nhằm hướng đến những mục tiêu giúp cho học sinh (HS) tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, nắm được một số nội dung và đặc điểm chính yếu về tác phẩm văn học để vận dụng trong việc tiếp nhận các sáng tác văn học phù hợp với lứa tuổi và trong việc sáng tạo lời nói.

Kể chuyện giúp HS phát triển ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp, góp phần vào việc hình thành và

phát triển nhân cách sau này. Nó có ý nghĩa trong việc phát triển tư duy, các kỹ năng (KN) cơ bản, cũng như các phẩm chất tích cực ở HS. Điều này vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS.

Bên cạnh đó đối với HS lớp 4, 5 KN kể chuyện còn bao gồm cả KN truyền cảm, thể hiện cảm xúc qua

lời kể, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, phân vai diễn…phù hợp với nội dung câu chuyện. Những cung bậc cảm xúc sẽ được biểu thị qua giọng kể của HS lan tỏa đến cho người nghe.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái niệm liên quan năng lực CTVH 2.1.1. Cảm thụ văn học

Từ điển Thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) chỉ giải thích các thuật ngữ: tiếp nhận văn học, thưởng thức văn học. Có thể hiểu CTVH chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tinh tế, đẹp đẽ của văn học được thể hiện trong tác phẩm.

Trong cuốn “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS tiểu học”, các tác giả cho rằng:

“CTVH cũng như các khái niệm tiếp nhận, thưởng thức, phê bình văn chương là hết sức đa dạng và vô cùng phong phú đến mức khó thể khái quát thậm chí trong phạm vi một cuốn sách” [4]. Từ đó, “Có thể nói dù hiểu theo cách nào thì CTVH cũng bao gồm ít nhất là khả năng nhận thức và rung cảm trước nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn chương, các hoạt động tâm lí đó mang tính chủ quan và cảm tính”.

Như vậy, CTVH chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ hoặc câu văn, câu thơ).

* TS. GV, Trường Đại học Đồng Tháp

** Giáo viên, Trường Tiểu học Thạnh Tân 2, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC THÔNG QUA

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

145

2.1.2. Năng lực cảm thụ văn học: Năng lực CTVH là tổ hợp các yếu tố kiến thức, KN, vốn sống, kinh nghiệm, ý chí, hứng thú... được huy động, vận dụng vào việc phát hiện, khám phá, thưởng thức và

trải nghiệm những giá trị độc đáo, đặc sắc của tác phẩm văn học.

2.2. Đặc điểm tâm lí nhận thức của HS lớp 4, 5 về năng lực cảm thụ truyện

Thực tế khi dạy, HS rất thích nghe kể chuyện mặc dù các em đã đọc sách và có rất nhiều câu chuyện để đọc. Điều này thể hiện rõ khi HS chăm chú nghe từng lời kể, quan sát cử chỉ hành động của GV.

Hơn nữa, việc học tập của HS còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện hoàn cảnh và các yếu tố xã hội khác, nên đòi hỏi nhà trường, gia đình cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho HS. Xác định được những yếu tố tâm lí trên, khi cho HS kể GV nên khuyến khích HS sử dụng vốn từ của mình để kể lại câu chuyện. Từ đó HS sẽ kể được rành mạch, rõ ràng, kể có ngữ điệu, lên giọng xuống giọng ở những chỗ cần thiết góp phần phát triển năng lực kể chuyện và cảm thụ một cách tốt nhất.

2.3. Biện pháp phát triển năng lực CTVH thông qua dạy kể chuyện cho HS lớp 4, 5.

2.3.1. Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học Kể chuyện

- Kể chuyện cần kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học trực quan sinh động để làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện. Với HS lớp 4, 5 việc sử dụng tranh minh hoạ có tác dụng kích thích trí tò mò, khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo và gây hứng thú cho HS.

Ví dụ 1: Truyện “Sự tích Hồ Ba Bể”, “Lời ước dưới trăng”, “Những chú bé không chết”. Việc khai thác tranh sẽ giúp HS cảm nhận cái ẩn chứa cảm thụ trong mỗi chuyện sâu sắc hơn. Nếu GV khai thác tốt hệ thống tranh minh họa từ SGK sẽ khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo của HS.

Ví dụ 2: Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 89); Khi dạy bài kể chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 106);

Khát vọng sống (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 136)…

GV khai thác tất cả các tranh trong SGK và

hướng dẫn HS cảm thụ câu chuyện qua từng tranh bằng nhiều cách khác nhau (có thể cho HS tự do cảm nhận nội dung từng bức tranh) nhưng phải đảm bảo nội dung chính của từng tranh kể.

- Các đồ dùng trực quan khác: Các hình ảnh trên internet, tranh ảnh từ sách truyện, phục trang và đạo

cụ kèm theo cho câu chuyện…

- Sáng tạo các đồ dùng dạy học: Bằng sự khéo léo và tài năng như vẽ, cắt, gấp giấy, may, vá… GV có thể tạo ra thế giới các trang phục, đạo cụ phục vụ cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn.

Khai thác tốt đồ dùng trực quan sẽ giúp HS bước vào thế giới sinh động của các nhân vật trong câu chuyện, khiến HS thích thú, say mê với câu chuyện.

2.3.2. Tổ chức dạy học sáng tạo trong giờ kể chuyện nhằm kích thích sự hứng thú cho HS

- Khi dạy kể chuyện, GV cần phải kể một cách hấp dẫn bằng ngữ điệu thích hợp với từng câu chuyện, từng nhân vật trong truyện để thu hút sự chú ý của HS. Từ đó HS thấy được học kể chuyện thật bổ ích. Do đó việc tổ chức kể chuyện không nhất thiết phải ở trong lớp mà có thể kể ở một nơi nào đó miễn là phù hợp với câu chuyện nhưng phải tạo tâm lí thoải mái cho HS.

- Sử dụng câu hỏi gợi ý: Sau khi nghe GV kể, HS sẽ kể lại từng đoạn truyện và cả truyện. Nếu HS ngập ngừng, không kể được, GV cần đặt câu hỏi gợi ý. Yêu cầu câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, có tính gợi mở. Cũng có khi GV đang kể câu chuyện, để làm tăng thêm tính tò mò, gây cấn, GV nên đặt câu hỏi gợi mở để cuốn hút HS vào thế giới câu chuyện.

Ví dụ 1: Khi dạy bài kể chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 106).

Khi cho HS khai thác tranh xong, GV có thể hướng dẫn HS mở rộng ý nghĩa của bài bằng các câu hỏi:

+ Ngựa Trắng xin mẹ đi chơi xa với Đại Bàng Núi nhằm mục đích gì?

+ Chuyến đi đã mang lại điều gì cho Ngựa Trắng?

+ Em rút ra được ý nghĩa của truyện là gì?

Ví dụ 2: Đọc truyện: “Nàng tiên Ốc” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 18) rồi kể lại bằng lời của em.

GV đọc diễn cảm bài thơ rồi gọi HS đọc, sau đó cho lớp lần lượt trả lời câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn:

Đoạn 1:

+ Bà lão nghèo, làm gì để sinh sống?

+ Bà lão làm gì khi bắt được Ốc?

Đoạn 2:

+ Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?

Đoạn 3:

+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?

+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?

Với những câu hỏi tình huống như vậy HS rất dễ dàng nắm được nội dung truyện và cảm thụ ý nghĩa câu chuyện một cách nhanh nhất.

- Sử dụng các động tác diễn xuất: Trong dạy Kể chuyện, sáng tạo là yếu tố hàng đầu. Đây là một thách thức lớn về chuyên môn nghiệp vụ đối với GV. Khi kể, GV cần kết hợp các động tác diễn xuất, như thế nó sẽ tác động vào tâm tư, tình cảm, sở thích của HS.

2.3.3. Sân khấu hóa truyện kể theo hình thức đóng vai

GV có thể dàn dựng câu chuyện thành một vở kịch thu hút HS cùng tham gia. Muốn như thế, GV cần có KN xây dựng lời kể, KN tạo lập các mẩu đối thoại, KN phân vai nhân vật đến từng HS trong lớp.

Để thực hiện được một vở kịch trên lớp, GV cần lên kế hoạch chuẩn bị: từ khâu viết kịch bản thoại, đến khâu phân vai cho từng HS, lên ý tưởng về trang phục, đạo cụ, cảnh trí kèm theo. GV có thể phân việc cho HS ở các công đoạn chuẩn bị của vở kịch để phát huy khả năng, sự sáng tạo của HS như thiết kế trang phục, cảnh trí, xây dựng lời thoại…

Ví dụ 1: Dạy bài kể chuyện Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 79) “Về Chu Văn An dâng sớ chém 7 tên nịnh thần”. Câu chuyện là một vở kịch, khi dạy ngoài việc thuộc và hiểu truyện GV còn phải nhập vai phù hợp với từng nhân vật để HS hình dung được các nhân vật. Vì đây là câu chuyện hình ảnh minh họa ít lại được viết dưới thể loại kịch nên khi kể HS thường hay đọc luôn cả vở kịch mà chưa biết lựa chọn từ ngữ để diễn đạt thành câu chuyện. Do đó khi dạy bài này GV lưu ý cho HS lựa chọn những chi tiết thật sống động có trong vở kịch để kể phân vai.

Ví dụ 2: Dạy bài Lí Tự Trọng, Tiếng Việt 5, tập 1.

Sáu bức tranh không có lời gợi ý quan sát, yêu cầu HS phải thuyết minh cho mỗi bức tranh bằng 1 hoặc 2 câu. Muốn làm đuợc điều này, HS phải quan sát tổng thể một luợt các bức tranh truớc khi nghe GV kể chuyện. Khi GV kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh họa, cần huớng dẫn HS biết phân tích tranh (bức tranh vẽ ai? đang làm gì? trong hoàn cảnh nào?...). Với mỗi bức tranh, GV đưa ra những câu hỏi sát với nội dung của bức tranh, GV ghi lên bảng nội dung của từng bức tranh.

Bức tranh 1: Giới thiệu về Lí Tự Trọng rất sáng dạ, được cử đi học tập ở nuớc ngoài.

Bức tranh 2: về nuớc, anh đuợc giao nhiệm vụ chuyển thu và tài liệu.

Bức tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí.

Bức tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.

Bức tranh 5: Truớc tòa án của giặc anh hiên ngang khẳng định lí tuởng của mình.

Bức tranh 6: Ra pháp truờng, Lí Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca.

Trên cơ sở đó cho HS phân vai kể theo nhóm.

(chú ý: HS phải giới thiệu được tên nhóm, các thành viên trong các vai, người dẫn chuyện). Sau đó, GV nhận xét về cách kể từng nhóm, tuyên dương những nhóm kể tốt, diễn xuất hay. Đồng thời rút ra cho HS những kinh nghiệm còn thiếu yếu khi HS mắc phải.

3. Kết luận

Bản chất của dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một xu hướng giáo dục tiên tiến. Trong đó, mục tiêu giáo dục không dừng lại ở những kiến thức và KN mà chú trọng tới việc hình thành cho HS năng lực nhận thức, năng lực tự học, các KN giải quyết vấn đề, HS được học, được làm quen cách hoà

nhập, cách thích ứng với môi trường và cộng đồng.

Nội dung được dạy cho HS gắn liền với cuộc sống các em, điều kiện tự nhiên, thực tiễn đất nước, thực tiễn địa phương HS sống và học tập, mang tính tích hợp, thực hành, phù hợp với từng HS và chú trọng phương pháp tự học của HS tiểu học. Đích cuối cùng của dạy học Kể chuyện theo định hướng phát triển năng lực là tạo được sự hứng thú thật sự cho các đối tượng tham gia trong giờ Kể chuyện và phát triển năng lực toàn diện cho HS.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/

TW, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội.

[3]. Phạm Minh Diệu (chủ biên), Hoàng Thị Mai, Nguyễn Đình Mai, Lê Thị Lan Anh (2007), Tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho HS Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển bách khoa - Viện Tâm lí học.

[5]. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Văn Lần (2009), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[6]. Nguyễn Hữu Hợp (2016), Hướng dẫn dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8]. Lê Ngọc Tường Khanh (2010), Rèn KN kể chuyện trong phân môn Tập làm văn lớp 4, NXB Giáo dục, Hà Nội.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 8/2021

147

1. Đặt vấn đề

Trước nhịp sống hiện đại của thế kỉ XXI, được mệnh danh là thời đại của công nghệ số, đời sống văn học nước ta có nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Với sự đổi mới về nội dung, đề tài, hình thức văn học đã tạo nên một diện mạo mới cho thơ. Thơ đi sâu vào thể hiện những tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tạo với những suy tư, tự vấn…Đến đây, một tư duy nghệ thuật mới được hình thành. Một mặt phản ánh về hiện thực cuộc sống, mặt khác cảm hứng sáng tạo lại bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm của cá nhân nhà thơ. Nhận thức trong thơ trở nên đa dạng, đa chiều về cả nội dung và nghệ thuật.

Một trong những nét đặc sắc này là cách thức tổ chức bài thơ để chuyển tải thành công tình cảm, tâm sự của các tác giả. Trong đó, trang thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp là một điển hình của sự đa dạng về nội dung và hình thức thể hiện qua cách thức tổ chức bài thơ với tập hợp các sáng tác của nhiều tác giả.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm về tiêu đề

Tiêu đề là tên gọi của một văn bản thơ, thường ở đầu văn bản, được trình bày bằng những con chữ riêng cho phép phân biệt với phần còn lại của văn bản là nội dung. Một văn bản thơ được xem là hoàn chỉnh khi nó được đặt dưới một tiêu đề, vì tiêu đề văn bản thơ là

yếu tố mở đầu và kết thúc của quá trình sáng tác.Tiêu đề là yếu tố thường trực hiện hữu hoặc bằng ý thức hoặc bằng vô thức chi phối quá trình tạo lập văn bản thơ. Bởi vì không có tiêu đề thì khó có thể xác định nội dung và tư tưởng bài thơ và phân biệt bài thơ này

với bài thơ khác, cùng tác giả hoặc tác giả này với tác giả khác. Khảo sát thơ trên Báo Văn nghệ Đồng Tháp năm 2019, chúng tôi có được kết quả về độ dài tiêu đề các bài thơ qua khảo sát độ dài tiêu đề các bài thơ, cho thấy, tiêu đề các bài thơ trên trang thơ Báo Văn nghệ Đồng Tháp có độ dài ngắn nhất là 1 âm tiết và dài nhất là 12 âm tiết. Tiêu đề được sử dụng phổ biến là

2 âm tiết (với tỉ lệ 24,7%) và 3 âm tiết, 4 âm tiết (với tỉ lệ bằng nhau là 21%). Từ sự cô đọng của tiêu đề là

từ đơn âm như Lặt, Tết, Sen, Nắng, Thương, Mẹ,…

đến các tiêu đề có nhiều âm tiết như: Nỗi nhớ, Nắng tháng tư, Cao Lãnh tháng ba, Mai con về với mẹ,…đã phản ánh được sự chuyển tải nội dung tình cảm, cảm xúc đòi hỏi sự cô đọng, xúc tích, ngắn gọn “ý tại ngôn ngoại” của thể loại thơ hơn là sự lí giải, cắt nghĩa theo dòng tự sự của văn xuôi.

Tiêu đề ít phổ biến hơn là các tiêu đề có độ dài từ 7 âm tiết đến 12 âm tiết (chiếm tỉ lệ từ 0,6% - 1,9%) tương đương từ 1 – 3 bài thơ sử dụng. Với số ít các bài thơ có độ dài tiêu đề dài từ 7 âm tiết trở lên, có thể hiểu cảm hứng thế sự, suy tư mang nhịp thở của đời sống hiện đại đã đi vào các sáng tác thơ đương đại.

Điển hình các tiêu đề bài thơ có số lượng âm tiết trên 7 âm tiết như trên tất cả đều được thể hiện bằng thể thơ tự do qua các tác phẩm: Kí ức vẫn là kí ức thôi, Hát về những bông hoa bất tử, Em không về nơi anh đâu xứ Tuyên, Tiếng đàn ghi ta của Hạc Thành Hoa, Viếng nhà lưu niệm nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nói với những ai muốn nghĩ khác về 30 tháng 4, chỉ riêng bài thơ Hoa ngọc lan ở Nghĩa trang Đường Chín được viết với thể thơ lục bát.

Về cấu tạo của các tiêu đề, kết quả khảo sát cho thấy các bài thơ được các tác giả sử dụng nhiều nhất

NGHIÊN CỨU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH TỔ CHỨC

Đề cương

Tài liệu liên quan